Sự thay đổi nhanh chóng của khu vực ASEAN

trong lĩnh vực

sản xuất

Vào năm 2019, các nước ASEAN mới bắt đầu đón nhận nền Công nghiệp 4.0

5 thành phần chính của ngành Công nghiệp 4.0

Hoạt động sản xuất quan trọng như thế nào đối với khu vực ASEAN?

Là khu vực có nền kinh tế lớn thứ sáu toàn cầu vào năm 2019 với khoảng 3 nghìn tỷ đô la Mỹ, ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 4,9% mỗi năm trong thập kỷ tới. Với vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng cốt lõi, ngành sản xuất đóng góp khoảng 670 tỷ đô la Mỹ hay 21% vào GDP của khu vực trong năm 2018.

Quy mô ngành sản xuất của khu vực ASEAN

so với tổng GDP của mỗi nước trong năm 2018

Mặc dù có quy mô như vậy, nhưng lĩnh vực sản xuất của khu vực ASEAN chỉ đứng thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức. Về năng suất trung bình, tất cả các nước thành viên ASEAN, ngoại trừ Singapore, đều đạt điểm thấp hơn đáng kể so với Hoa Kỳ và Đức.

So sánh năng suất sản xuất của khu vực ASEAN

năng suất sản xuất được định nghĩa là giá trị gia tăng trên mỗi nhân viên, được tính bằng nghìn đô la Mỹ, tính đến năm 2017

Tăng năng suất sản xuất

Từ năm 2008 đến năm 2017

Công nghiệp 4.0 hứa hẹn sẽ làm thay đổi điều đó bằng cách nâng cao giá trị sản xuất của khu vực. Tuy nhiên, tốc độ áp dụng hiện nay tụt hậu hơn so với Trung Quốc, quốc gia đã đầu tư rất nhiều vào ngành tự động hóa và robot trong 10 năm qua. Bước đi này đã giúp Trung Quốc tăng năng suất đến 84%, so với mức tăng trung bình 38% của khu vực ASEAN.

SAU ĐÓ, COVID-19 XUẤT HIỆN VÀ ĐÃ LÀM THAY ĐỔI MỌI THỨ

Nhu cầu chuyển đổi

cấp thiết

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu cấp thiết trong việc hiện đại hóa mọi hoạt động.

Những câu chuyện nổi lên về sự phụ thuộc của nhà sản xuất vào các quy trình và hoạt động thủ công cùng với tình trạng thiếu tầm nhìn trong việc thiết kế chuỗi cung ứng của họ. Cả hai yếu tố đều cản trở khả năng đáp ứng linh hoạt của các nhà sản xuất trong những thời điểm khi nhu cầu thiếu ổn định. Điều cần thiết phải làm là hiện đại hóa những khả năng này, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.

Nói một cách dễ hiểu, COVID-19 đang dẫn dắt lĩnh vực này theo hướng chuyển đổi cấp thiết.

Những thách thức khi chạy đua lên nấc thang

Công nghiệp 4.0

Với nhu cầu cấp bách đổi mới để chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0, các nhà sản xuất khu vực ASEAN hiện đang gấp rút nâng cấp công nghệ. 39% nhà sản xuất đã triển khai phương pháp tiếp cận trung tâm đầu não hoặc tháp kiểm soát để tăng tính minh bạch trên toàn chuỗi cung ứng.

Khoảng một phần tư là số lượng các chương trình tự động hóa theo dõi nhanh giúp ngăn chặn tình trạng thiếu nhân công do đại dịch COVID-19 gây ra.

Trong khi tốc độ thay đổi tăng nhanh một cách ấn tượng, thì cuộc đua để trở thành các nhà máy thông minh của tương lai sẽ bị hủy hoại do ba thách thức: kho chứa dữ liệu, thiếu các nhà quản lý có kinh nghiệm và các mối đe dọa về an ninh mạng.

Dữ liệu trong kho chứaThiếu nhà quản lý có kinh nghiệmCác mối đe dọa về an ninh mạng

Theo một nghiên cứu của IDC, dữ liệu về hoạt động sản xuất hiếm khi được đặt trong một hệ thống hoặc kho dữ liệu chung, mà thường là trong các hệ thống bao kín.

Các nhà điều hành và kỹ sư phải chắp nối thông tin lại với nhau theo cách thủ công từ các hệ thống được bao kín này trong một quy trình tẻ nhạt và tốn thời gian - điều này đương nhiên sẽ cản trở sự đổi mới và làm thui chột dần khả năng hợp tác trong một công ty.

Xây dựng nhà máy thông minh với

LUMADA

Với niềm tin chắc chắn vào tương lai ngành sản xuất của khu vực ASEAN, Hitachi đã thực hiện bước đầu tiên là thành lập Trung tâm Lumada tại Thái Lan vào năm 2018. Hoạt động với vai trò như một trung tâm dịch vụ kỹ thuật số, mục đích của Lumada là trang bị năng lực về IoT, phân tích dữ liệu lớn cho các công ty khu vực Đông Nam Á khi họ bước lên nấc thang của nền Công nghiệp 4.0.

Lumada là một nền tảng IoT cho phép bạn và Hitachi cùng tạo ra các giải pháp kỹ thuật số tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn. Nền tảng này sẽ cấp quyền truy cập vào các công nghệ tiên tiến của Hitachi thông qua phân tích dữ liệu của bạn, sau đó sử dụng dữ liệu này để giúp bạn tăng giá trị cho hoạt động kinh doanh thông qua việc triển khai hoạt động phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.

Sau khi đã hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất, Hitachi hiểu rằng khi nói về nhà máy thông minh và phân tích dữ liệu thoạt nghe dường như dễ gây cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất trở nên dễ tiếp nhận hơn sau khi biết rõ cách thức mà công nghệ mới giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất và cuối cùng là tăng lợi nhuận cho họ.

“Ngành sản xuất khu vực ASEAN cần chuyển đổi số để cải thiện không chỉ Năng lực cạnh tranh về chi phí mà còn cả Khả năng cạnh tranh về rủi ro. Các thành phần cốt lõi của giải pháp Sản xuất thông minh của Hitachi là Trí tuệ nhân tạo (AI) và Phân tích có thể hỗ trợ các khía cạnh này.”
Mr. Akihiro Ohashi
Executive Director
ICT Solutions Business
Hitachi Asia (Thailand) Co., Ltd

Bên cạnh việc khởi động các nhà máy thông minh, Hitachi cũng đặt mục tiêu tăng cường lĩnh vực hậu cần bằng cách kết hợp các công nghệ thông minh trên toàn bộ mạng lưới giao nhận và hậu cần.

Vào năm 2019, Hitachi đã triển khai dịch vụ chia sẻ xe thương mại tại Thái Lan.

Với dịch vụ này, các chủ doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ việc tận dụng hiệu quả các xe không sử dụng trong đội xe của họ và thực hiện hoạt động giao nhận hàng chung cho các hàng hóa có điểm đến cuối gần nhau.

Không dừng lại ở đó, Hitachi đang phát triển hơn nữa năng lực của Lumada thông qua các quan hệ đối tác nghiên cứu.

Thông qua quan hệ đối tác nghiên cứu với các công ty công nghệ, Hitachi có thể cung cấp giải pháp cho các nhà sản xuất trong ba lĩnh vực.

Tăng năng suất sản xuất

Phân tích dữ liệu thu thập từ các cơ sở sản xuất để tối ưu hóa hoạt động của nhà máy

Tối ưu hóa ngành hậu cần nhờ phân tích dữ liệu

Phân tích các điểm tắc nghẽn giao thông, lưu trữ và giao nhận cho phép xác định tuyến đường thông minh, giúp tiết kiệm quãng đường đi và giao nhận nhanh hơn

Bảo trì dự đoán và hỗ trợ từ xa

Triển khai dịch vụ bảo trì dự đoán, hỗ trợ từ xa theo thời gian thực và đào tạo từ xa cho nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng

Bạn muốn tìm hiểu thêm về cách thức nền tảng Sản xuất thông minh Hitachi hỗ trợ bạn?

Nhấp vào một trong các nghiên cứu tình huống của chúng tôi để tìm hiểu thêm.
01
Pivot Power - Cách GM và Hitachi chuyển từ ô tô sang khẩu trang y tế trong 6 ngày
02
Sáp nhập các cơ sở sản xuất của JUKI cùng bí quyết vận hành của Hitachi để tạo ra những tiến bộ cho nơi làm việc của MONOZUKURI
03
Các nhà máy đang có xu hướng Làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch COVID-19: Kỳ vọng về các nhà máy thông minh của tương lai
04
Mang lại nụ cười cho cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta - Ngành công nghiệp thực phẩm đông lạnh đang phát triển nhờ công nghệ kỹ thuật số
Nhấp vào đây để tải xuống tài liệu tham khảo cho phần đồ họa thông tin này.